Người làm nghề Digital Marketing – Có nên bắt đầu?


Mùa tuyển sinh với bao thăng trầm đã gần đi đến chặng đường cuối, đối với các bạn trẻ con đường nào cũng có thể dẫn đến thành công nếu phù hợp với đam mê và năng lực của bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu của thị trường lao động…

Và bài viết này ATPHoldings sẽ dành riêng cho những bạn có đam mê và đã tìm hiểu về Digital Marketing, mong rằng chân dung một người trong ngành Digital Marketing có thể giúp định hướng tương lai của các bạn thành hình rõ ràng và chính xác.

Vậy, nghề Digital Marketing là gì?

Nghề Digital Marketing chính là nghề Marketing, chỉ khác ở chỗ, môi trường làm việc, đối tượng tiếp cận cũng như công cụ marketing chính là kỹ thuật số (digital). Hoạt động marketing sản phẩm, dịch vụ có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao, có sử dụng digital để tiếp cận và giữ chân khách hàng. 

Digital Marketing gồm những gì?

Đến nay, digital online marketing chia thành những loại chủ yếu sau:

– Search engine optimization (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nhằm mục tiêu đưa website xuất hiện trên vị trí cao trong kết quả tìm kiếm. Bạn cần đưa vào website nhiều nội dung có chất lượng và tối ưu hóa để website thân thiện với Google nhằm đạt kết quả thu lại là số lượng người truy cập website thông qua tìm kiếm tự nhiên.

Ba loại SEO phổ biến đó là:

  • Technical SEO
  • On-page SEO
  • Off-page SEO

– Search engine marketing (SEM)

SEM hoặc Search Engine Marketing (còn được gọi là Search Marketing) là quá trình nhận lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm hoặc hữu cơ (miễn phí) hoặc trả tiền (thông qua quảng cáo). SEM có hai trụ cột chính: SEO (Search Engine Optimization) và PSA (Quảng cáo tìm kiếm trả tiền).

SEO là cách để có được lưu lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm có trả tiền là quá trình thanh toán cho quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

SEM bao gồm những thành phần nào?

  • SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
  • Paid search (quảng cáo tìm kiếm trả phí)  

– Content marketing

Content marketing là tiếp thị nội dung – Hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.

Với mục đích thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi & chuyển đổi họ thành khách hàng.

Nó thường được các doanh nghiệp sử dụng để:

  • Thu hút sự chú ý và tạo ra các khách hàng tiềm năng.
  • Mở rộng cơ sở khách hàng.
  • Tạo hoặc tăng doanh số bán hàng trực tuyến.
  • Tăng nhận thức về thương hiệu hoặc sự tín nhiệm.
  • Tham gia cộng đồng người dùng trực tuyến.

– Pay-per-click (PPC)

PPC là viết tắt của Pay-Per-Click là một mô hình tiếp thị trên internet, trong đó các nhà quảng cáo phải trả một khoản phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp chuột

Về cơ bản, đó là cách mua lượt truy cập vào trang web.

Cả SEO và PPC là một phần của Công cụ Tìm kiếm Tiếp thị (SEM) là một trong những công cụ bạn có thể sử dụng như là một phần của chiến dịch Internet Marketing tổng thể của bạn.

Nó cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho vị trí đặt quảng cáo trong liên kết được tài trợ của một công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google) khi ai đó tìm kiếm một từ khóa liên quan đến việc chào bán kinh doanh của họ.

– Email marketing

Email Marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin/bán hàng/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn. Mỗi email được gửi đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại có thể coi là email marketing.

Khi thực hiện các chiến dịch marketing, quảng cáo sản phẩm chắc chắn việc gửi email là việc đầu tiên mà bạn nghĩ đến. Đơn giản là vì email marketing là một phương thức quảng cáo rất hữu ích cho các chiến dịch marketing.

Sau đó, bạn sẽ gửi đến họ những lời khuyên giá trị, cập nhật tin tức về thương hiệu của bạn, cung cấp cho họ phiếu giảm giá, khuyến nghị cho họ những sản phẩm tương tự,… nhằm kết nối và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Nên bắt đầu làm digital marketing từ vị trí nào?

Câu trả lời là tùy thuộc vào khả năng của bạn. Có các vị trí bao gồm: copywriter, người lên kế hoạch digital marketing, nhân viên SEO, nhân viên thiết kế… Bạn có thể bắt đầu từ vị trí dễ nhất và đơn giản nhất, sau đó rèn luyện thêm kỹ năng và kinh nghiệm với những vị trí cao hơn, phức tạp hơn. Digital marketing là một trong những nghề cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa rất nhiều yếu tố: khả năng kiên nhẫn và óc sáng tạo, hiểu biết về thế giới kỹ thuật số và các cách thức để chạm đến trái tim khách hàng tốn ít chi phí nhất.

Nên chuyên về 1 mảng digital marketing hay biết tất cả mọi thứ?

Thực tế, nghề digital marketing rất rộng, và biết về 1 thứ chuyên sâu hoặc biết tất cả mọi thứ còn tùy thuộc vào chính điều kiện nghề nghiệp cũng như sở thích của bạn. Nhưng, tốt nhất, nên biết một cách tổng quan về tất cả mọi thứ trong nghề digital marketing, sau đó chọn ra thứ bạn thích nhất và theo đuổi nó.

Mong những chia sẻ ngắn trên đây sẽ giúp được các bạn trên hành trình chinh phuc tuyển sinh 2020 !!!

The post Người làm nghề Digital Marketing – Có nên bắt đầu? appeared first on ATP Software.



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *